1. Vị trí Business Analyst (BA) là gì ạ?
Vị trí chuyên viên Phân Tích Nghiệp Vụ (BA) là người chịu trách nhiệm phân tích nhu cầu của khách hàng và các đối tác đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh. Họ giúp cải thiện cách thức vận hành kinh doanh, giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực có giới hạn, và hỗ trợ cho khách hàng tốt hơn.
Một BA thường đóng vai trò “cầu nối” giữa hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và bộ phậnCNTT. Là thành viên của nhóm dự án, họ đóng góp nhiều ý kiến và thông tin giá trị. Họ làm việc với các nhà quản lý và các nhà tư vấn, chịu trách nhiệm phát triển mô hình nghiệp vụ, thực hiện các công việc nghiên cứu và phân tích phức tạp.
Các BA làm việc trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau, cọ xát với nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các BA thường có trình độ về kỹ thuật, họ có thể bắt đầu từ vị trí lập trình viên hay kỹ sư công nghệ thông tin. Không nhất thiết phải có chuyên môn kỹ thuật, một số người có thể chuyển sang làm BA từ một ngành nghề kinh doanh khác nhờ có khả năng phân tích nghiệp vụ tốt. Các BA thường phát triển lên vị trí giám đốc dự án, chuyên viên tư vấn hay cố vấn chuyên môn.
Ngoài lĩnh vực IT, các BA còn làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ phần mềm… Ngoài trình độ học vấn, một BA cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt và chín chắn.
2. Cần những kỹ năng nào để trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ giỏi ạ?
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ giỏi cần các kỹ năng như:
Kỹ năng Công nghệ thông tin
Kỹ năng kỹ thuật công nghệ thông tin cần thiết cho một BA và các chủ đề có liên quan. Để biết tin học hóa các vấn đề cần giải quyết
để xác định những gì là cần thiết phải làm để giải quyết vấn đề & đưa ra các giải pháp, nhìn ra tất cả các kía cạnh
Các dự án đều làm việc theo nhóm với các thành viên: Lập trình, BA, Tester
Giải pháp cho các vướng mắc trong công việc được tìm thấy thông qua cuộc họp và thảo luận
Thảo luận về kỹ năng giao tiếp làm việc với khách hàng, với đội ngũ lập trình…
Biết lăng nghe và có khả năng quan sát tốt
Khả năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản bằng cách sử dụng rõ ràng, ngôn ngữ chính xác.
Kỹ năng Thuyết trình, đàm phán
Nâng cao kỹ năng truyền đạt thông tin đến nhà quản lý, đội ngũ kinh doanh, người dùng và các đối tượng chức năng khác trong công ty
Kỹ năng đàm phán và quản lý khách hàng hiệu quả.
Kỹ năng Giải quyết vấn đề
Giải quyết các vấn đề trong công việc, mối quan hệ của BA, lập trình, tester, khách hàng
Quản lý theo dõi tiến độ dự án, tiến độ lập trình, kiểm thử
Tóm lại: Chuyên viên BA không chỉ là người có kiến thức chuyên môn trong công nghệ thông tin mà còn phải hội đủ các kỹ năng tổ chức, kỹ năng viết tài liệu, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập và phân tích nhu cầu khách hàng, họ phải có tầm nhìn xa và khả năng giải quyết vấn đề phát sinh khi cần thiết.
3. BA cần sử dụng những tools gì trong công việc ạ?
Cũng tùy em nhé. Thường bắt đầu với nghề BA, việc thành thạo với các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint là những yêu cầu tối thiểu. Một số công cụ khác hỗ trợ bạn khi bạn làm BA: Công cụ để modeling như Visio hoặc Enterprise Architech; Công cụ để quản lý yêu cầu như DOORS hoặc Caliber; Công cụ để quản lý dự án như: Microsoft Project. Hoặc các tools ứng dụng trong UML (như Rose Eterprise, Visual Paradigm, ... )
4. Em đang làm Tester có thể chuyển sang làm BA được không?
Được em nhé. Em có kinh nghiệm test rồi thì sẽ có tư duy lộ trình khái quát về hệ thống. Vậy em cần trang bị thêm hiểu biết và các kiến thức về yêu cầu nắm bắt thêmnghiệp vụ nữa là được nhé.
5. Cho em hỏi về quy trình nghiệp vụ (business process) & mô hình nghiệp (business model). Cả hai khác nhau thế nào ạ?
Quy trình nghiệp vụ (business process): Là trình tự không đổi các thao tác của người lao động trong doanh nghiệp. Việc tự động hóa các trình tự này điều chỉnh công việc và thúc đẩy đáng kể khi thực hiện nhiệm vụ sau cùng.
Mô hình nghiệp vụ (business model): Là 1 mô tả về các hoạt động chức năng nghiệp vụ của 1 tổ chức và những mối quan hệ giữa chúng, và với môi trường. Nó được sử dụng:
Để nắm bắt yêu cầucủa hệ thống cần xây dựng, giao tiếp
Đầu vào cho pha phân tích
Các phần cấu thành mô hình nghiệp vụ
2. Biểu đồ phân rã chức năng
3. Mô tả chi tiết các chức năng lá
4. Ma trận thực thểdữliệu - chức năng
5. Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng
6. Sinh viên ngành kinh tế/quản trị nếu muốn làm BA thì cần chuẩn bị những kiến thức về mảng nào của IT ạ?
Có kiến thức về kỹ thuật – có thể áp dụng tất cả những kỹ thuật phân tích hệ thống để giải quyết vấn đề nghiệp vụ. Hiểu được hệ thống vận dụng được quản lý và lưu trữ trên hệ thống như thế nào.
Kiến thức về ứng dụng phần cứng/phần mềm – có thể hiểu được những thuật ngữ về mặt kỹ thuật.
7. Để bắt đầu công việc thì học viên nên bắt đầu từ đâu ạ?
Đánh giá lại kiến thức và kinh nghiệm hiện tại của bản thân.
Xác định rõ mục tiêu của mình.
Chọn nơi đào tạo thích hợp cho hướng đi của mình nhằm hiểu rõ hơn về ngành cũng như bổ sung kiến thức chuyên môn.
Học hỏi về BA thông qua kinh nghiệm là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng sự tự tin vào khả năng của mình.
Có được chứng chỉ về nghiệp vụ.Ví dụ khi bạn có được một chứng chỉ nào đó (chỉ là một trong nhiều yếu tố) có thể giúp thuyết phục nhà tuyển dụng tiềm năng mà bạn có, các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phù hợp với bất kỳ vai trò BA, do đó tạo cho bạn một sự cạnh tranh trong thị trường.
Luôn giữ niềm đam mê và không ngừng học hỏi.
Hạn chế việc làm theo lối mòn sai – không đúng quy trình
Luyện tậm và vận dụng các kỹ năng của BA
8. System Analyst và Business Analyst khác nhau như nào ạ?
Các nhà phân tích hệ thống (System Analyst) có thể được coi là chuyên gia phân tích khi xét về mặt kỹ thuật/giải pháp. Ngược lại, các nhà phân tích (Business Analyst) có thể coi là nhà phân tích hệ thống khi xem xét về mặt vấn đề. Cả hai ngành nghề có nhiệm vụ tương tự. Để trở thành BA giỏi cần làm tốt hai khía cạnh trên.
9. Nghề BA có lợi ích và khả năng thăng tiến như nào ạ?
Là ngành nghề hot, mang lại nguồn thu nhập cao và khả năng thăng tiến trong nghề.
Cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bổ sung thêm kiến thức nghiệp vụ khác nhau.
là một môi trường lí tưởng học hỏi để nâng cao năng lực và làm dày thêm vốn sống cho bản thân. Hơn thế nữa, nhu cầu tin học hóa của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, điều này đồng nghĩa với việc vai trò của BA sẽ được trọng dụng, mang lại nguồn thu nhập cao và khả năng thăng tiến trong nghề.
10. BA, QA, QC và Tester khác nhau thế nào ạ?
BA = Business Analyst (Phân tích nghiệp vụ)
QA = Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng)
QC = Quality Control (Điều khiển chất lượng)
Tester = Kiểm tra phần mềm
- Phân tích nghiệp vụ: Là giai đoạn đầu tiên, sau đó được thực thi trong suốt cả quá trình từ khởi động đến khi kết thúc dự án.
- Đảm bảo chất lượng: Tập hợp các hoạt động được lập ra để đảm bảo tiến trình phát triển và/hoặc duy trì là phù hợp để chắc chắn một hệ thống sẽ đáp ứng các mục tiêu của nó.
- Điều khiển chất lượng: Tập hợp các hoạt động được tạo ra để đánh giá sản phẩm đang được tiến hành.
- Kiểm tra phần mềm: Quá trình thực thi hệ thống với ý định tìm kiếm các thiếu sót của phần mềm (Quá trình thực hệ thống gồm giai đoạn lập kế hoạch test để thực thi các trường hợp test).
Hoạt động đảm bảo chất lượng chắc chắn rằng quá trình thực thi được rõ ràng và phù hợp. Các phương pháp và tiêu chuẩn phát triển được xem là các hoạt động của QA.
11. Lương chính của BA có cao không ạ? Rơi tầm bao nhiêu ạ?
Tình hình chung ở ngoài nước:
Mức lương trung bình của chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm (IT Business Analyst – IT BA) ở Mỹ tầm $67K, cụ thể dao động từ $47K đến $102K (trong 1 năm). Trong thế giới BA, có rất nhiều nguồn thu nhập, đáng kể nhất là tiền thưởng, có thể lên tới $10K, và trong một số trường hợp, thu nhập sẽ có thêm $7K từ việc chia lợi nhuận. Làm ở công ty nào cũng là nhân tố chính ảnh hưởng tới khoản thu nhập của một BA; bên cạnh đó các yếu tố khác như kinh nghiệm, khu vực địa lý cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của BA. Hầu hết những chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm đều cảm thấy thỏa mãn và thích thú trong công việc.
Tình hình chung ở Việt Nam:
Ngày càng có nhiều khách hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Họ khó tính và cầu toàn trong việc hợp tác với các công ty phát triển phần mềm. Trong tất cả các dự án, để đảm bảo chất lượng, khách hàng đều yêu cầu có nhân viên chuyên về BA để tiếp nhận yêu cầu. Chính vì lẽ đó, chuyên viên BA đang là một trong những nghề có tiềm năng và thu nhập cao nhất trong lĩnh vực phần mềm hiện nay.
Theo thống kê của Bloomberg, nghề BA có thu nhập đứng thứ 3 trong tổng số 31 nghề có thu nhập cao nhất theo hợp đồng (chỉ đứng sau quản trị cơ sở dữ liệu và lập trình viên phần mềm). Ở các công ty phần mềm tại Việt Nam, lương khởi điểm của BA khá cao và thưởng thường xuyên tùy theo dự án.
Mới ra trường rơi tầm: 8 – 15 triệu/tháng
Sau 2 năm: Từ 20 – 40 triệu/tháng
Ở các công ty vừa và nhỏ:
Mới ra trường rơi tầm: 6 – 10 triệu/tháng
Sau 2 năm: Từ 12 – 15 triệu/tháng
12. BA cần phải làm những công việc gì ạ?
Làm việc với bộ phận nghiệp vụ, đối tác để phân tích và phát triển yêu cầu người dùng
Mô hình hóa thành các giải pháp kỹ thuật;
Viết tài liệu đặc tả yêu cầu chức năng của dự án;
Hỗ trợ lập kế hoạch dự án; hỗ trợ nhóm phát triển trong quá trình thực hiện dự án; xác định các rủi ro và lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro;
Hỗ trợ nghiệp vụ xây dựng các Test case và làm việc với nhóm Quản lý chất lượng để thử nghiệm tích hợp/chức năng;
Quản lý yêu cầu thay đổi;
Xây dựng tài liệu các hệ thống;
Báo cáo tình hình dự án và các vấn đề phát sinh.
13. Nghề BA thường gặp nhiều nhiều thách thức và khó khăn nào ạ?
Không hiểu rõ phạm vi chức năng nghiệp vụ.
Yêu cầu nghiệp vụ không được xác định
Cái khó nhất khi làm BA là khả năng thu thập yêu cầu. Việc lấy thiếu các yêu cầu rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhiều dự án hoặc kéo dài thời gian so với dự kiến
Gặp khó khăn trong vấn đề nghiệp vụ, ví dụ tài chính, ngân hàng, kế toán, thuế.
Tạo sự hứng thú cho các bên liên quan của dự án, đặc biệt là khách hàng
Thời gian phân bổ không đủ để làm việc.
Mâu thuẫn giữa các bên liên quan: Lập trính/ tester…
Đối với mỗi ngành nghề đều có áp lực riêng, Áp lực mà BA hay gặp phải thường là phải đảm bảo tiến độ dự án, đảm bảo phân tích đầy đủ và đúng yêu cầu. Để giải quyết những áp lực này. Trong quá trình khảo sát phân tích phải hiểu được hệ thống và nghiệp vụ, Phải chuẩn bị những kiến thức và câu hỏi khi đi khảo sát, Các tài liệu phân tích phải được review và xác nhận. Theo dõi, và bám sát tiến độ dự án theo tuần, theo định kỳ để đảm bảo không chậm deadline đặt ra.
14. Những yêu cầu người dùng thay đổi thì em đang giữ vị trí BA thì cần phải làm gì ạ?
Khi có những yêu cầu thay đổi từ phía khách hàng hoặc từ phía nội bộ dự án, Cần được quản lý thành bộ tài liệu yêu cầu thay đổi, Những thay đổi phải được xác nhận với khách hàng có thể qua email hoặc bằng văn bản
15. Em là sinh viên CNTT mới ra trường và chưa có định hướng gì liệu em có thể trở thành BA được không ạ?
BA hiện nay đang hiếm nhân lực, em thấy đó thông tin tuyển dụng rất nhiều nhưng khó tìm đc người vì ít người biết để theo nghề này. Không những trong lĩnh vực CNTT mà kể cả trong các lĩnh vực khác như kinh tế, quản trị, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ... Điều này là cơ hội rất tốt cho các bạn mới ra trường dễ dàng xin đc việc .